latest Post

Nhân viên văn phòng trên 55 tuổi đã có gia đình bị ngực chảy xệ vào mùa thu là do đâu

Rụng tóc nhiều có phải là ung thư
Tiền mãn kinh thường xuất hiện khi chị em đến tuổi 40 đến 50. Thời kỳ tiền mãn kinh có thể ngắn từ 5 đến 7 tháng, có thể dài 1 đến 2 năm và cũng có người kéo dài hơn 10 năm. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh, bệnh nặng nhẹ có liên quan đến trạng thái thần kinh, tinh thần, tâm lý của người phụ nữ.

Nguyên nhân và phân biệt các nhóm triệu chứng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hoạt động buồng trứng bắt đầu suy giảm và có sự mất cân bằng các nội tiết tố nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
Tùy thuộc vào từng người mà các triệu chứng của thời kỳ này có thể xuất hiện với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Theo thống kê, cứ 5 phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh thì có 1 người bị xáo trộn tâm, sinh lý không thể chịu đựng nổi.
Do đó, việc tìm ra giải pháp thích hợp để ngăn chặn tình trạng này là rất cần thiết, giúp phụ nữ trải qua thời kỳ này một cách nhẹ nhàng, đảm bảo sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.
Các triệu chứng của tiền mãn kinh được chia thành 3 nhóm chính: hội chứng mãn kinh hữu cơ (loãng xương, rối loạn tim mạch, suy giảm sinh lý như giảm ham muốn, khô âm đạo…); hội chứng tâm lý (dễ bị kích thích, tâm trạng chán nản, hiệu suất thấp và thiếu tập trung); hội chứng mãn kinh thực vật (nóng bừng mặt hay còn gọi là “bốc hỏa”, đổ mồ hôi, mất ngủ, chóng mặt, nhức đầu, hồi hộp, lo âu).
Các triệu chứng cơ bản thường gặp
Ở giai đoạn tiền mãn kinh, mỗi người có những dấu hiệu, triệu chứng thay đổi khác nhau, không ai giống ai. Dấu hiệu phổ biến nhất ở hầu hết các chị em đó là sự thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt cũng như tính chất. Các chị em thấy vòng kinh tự nhiên thưa hơn, có thể 1,5 tháng, 2,5 tháng, thậm chí lên tới 3 tháng và lượng kinh nguyệt ít dần.
Bên cạnh dấu hiệu phổ biến đó thì cũng có thể nhận biết được giai đoạn tiền mãn kinh qua một số biểu hiện gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng tới đời sống như:
 Thay đổi ở làn da và mái tóc: Da khô hơn, giảm tính đàn hồi, dễ bị nhăn, đặc biệt là vùng quanh mắt, có thể xuất hiện những đốm đồi mồi, nám, tàn nhang, sạm màu. Tóc mất dần sắc tố và chuyển sang hoa râm.
– Chức năng tình dục suy giảm: Có hiện tượng giảm sự ham muốn tình dục trong chuyện chăn gối do niên mạc âm đạo khô, teo, dễ bị tổn thương hoặc chảy máu.
– Các biến đổi của âm đạo: Khi nồng độ estrogen trong máu suy giảm, mô lót mặt trong âm đạo và niệu đạo (dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài) trở nên khô, mỏng và kém đàn hồi hơn. Cùng với giảm chất nhầy bôi trơn âm đạo, sẽ bị cảm giác bỏng rát thường xuyên cũng như dễ bị nhiễm trùng niệu đạo và âm đạo. Những biến đổi này có thể gây khó chịu trong quan hệ tình dục.
– Rối loạn kinh nguyệt: Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh đó là khoảng thời gian kinh nguyệt thất thường, có thể dài hơn hoặc ngắn hơn, từ rất ít đến dồi dào. Nếu tiền mãn kinh diễn ra sớm thì đó là một sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt dài hơn 7 ngày.
– Cơn bốc hỏa (cảm giác nóng bừng mặt): Khi nồng độ estrogen suy giảm, các mạch máu có thể bị giãn ra nhanh chóng và làm cho nhiệt độ da tăng lên. Hiện tượng này có thể gây cảm giác nóng bừng lan từ ngực lên vai, cổ và lên đầu. Mồ hôi thoát ra nhiều rồi khô đi sẽ làm da mất nhiều nhiệt lượng, khiến cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi và uể oải. Mặt có thể trông giống như lúc xúc động, xuất hiện các điểm dãn mạch trên da ngực, cổ và cánh tay. Cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ 30 giây đến 30 phút, thường gặp nhất khoảng 2-3 phút. Tần suất xảy ra cơn bốc hỏa thay đổi tùy người, có thể mỗi giờ một cơn hoặc chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện. Cơn bốc hỏa có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, cả ngày lẫn đêm, có thể trong một vài năm, nhưng cũng có người không hề có triệu chứng này.
– Thay đổi tính khí: Tăng nhạy cảm hoặc dễ bị mất cân bằng trước những biến cố xúc cảm. Trước đây người ta nghĩ rằng các triệu chứng này là do sự biến đổi nội tiết tố.
– Rối loạn giấc ngủ và đổ mồ hôi trộm ban đêm: Đổ mồ hôi trộm ban đêm là một triệu chứng đi kèm thường gặp của cơn bốc hỏa. Ban đêm thường bị thức giấc, toát nhiều mồ hôi và cảm thấy ớn lạnh. Sau đó khó ngủ sâu trở lại. Khoảng 1/4 phụ nữ tuổi trung niên bị rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ còn ảnh hưởng đến tính khí và tình trạng sức khỏe chung.
– Thay đổi bề ngoài: Sau mãn kinh, mỡ thường tập trung nhiều ở hông, đùi, khu trú trên vùng eo và bụng. Bộ ngực mất đi sự đầy đặn, tóc trở nên mỏng hơn và xuất hiện nhiều nếp nhăn da.
Tự xoa bóp điều trị hội chứng tiền mãn kinh
Y học cổ truyền có nhiều liệu pháp điều trị khác nhau, trong đó phải kể đến các thao tác tự xoa bóp.
1. Day ấn huyệt Thái dương: Dùng 2 ngón trỏ hoặc ngón giữa day ấn huyệt Thái dương trong 1 phút sao cho đạt được cảm giác căng tức là được. Vị trí huyệt Thái dương: ở chỗ lõm phía sau ngoài đuôi mắt 1 tấc, ấn vào có cảm giác ê tức.
2. Day ấn huyệt Ấn đường: Dùng ngón tay giữa day ấn huyệt Ấn đường trong 1 phút. Vị trí huyệt: ở điểm giữa của đường nối 2 đầu lông mày, thẳng sống mũi lên.
3. Xoa bụng dưới: Dùng 1 bàn tay xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ với một lực vừa phải trong 1 phút.
4. Xát lưng: Dùng 2 bàn tay xát phía sau thắt lưng dọc theo 2 khối cơ cạnh cột sống, xát từ trên xuống dưới và ngược lại trong 1 phút sao cho vùng lưng nóng lên là được.
Để đạt được hiệu quả như mong muốn, cần tiến hành quy trình trên đều đặn, kiên trì mỗi ngày từ 1 đến 2 lần vào sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Lưu ý, trong khi làm đầu óc phải hết sức thoải mái và yên tĩnh.
Ngoài ra, chú ý đến chế độ ăn: kiêng mỡ, đường, ăn nhiều rau, các loại đậu, đặc biệt chế độ ăn cơm gạo lứt, muối mè đen thực sự có lợi để góp phần ngăn chặn bệnh phát triển.
Lưu ý, tinh thần thanh thản, vui tươi cởi mở, sinh hoạt điều độ là những điều kiện cần thiết để giảm nhẹ bệnh.

About Unknown

Unknown
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét